TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG NGOẠI KHOÁ TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁC HẠI CỦA CÁ DỌN BỂ
Cá dọn bể còn có tên gọi là ( cá lau kiếng, cá tỳ bà) là 1 trong 5 loại ngoại lai xâm hại nguy hiểm bởi chúng có tác hại rất lớn.chúng tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, và đang dần lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, chúng có khả năng phát tán mạnh, có xu hướng gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện.
Cá dọn bể còn có tên gọi là ( cá lau kiếng, cá tỳ bà …..) là 1 trong 5 loại ngoại lai xâm hại nguy hiểm bởi chúng có tác hại rất lớn.chúng tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, và đang dần lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, chúng có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện Cá lau kiếng có thể sống trong môi trường nước tù đọng, chỉ cần một vũng nước nhỏ là chúng có thể sống từ mùa này qua mùa khác. Khi ở trong ao, chúng lấn lướt nhiều loại cá khác.Cá dọn bể có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết, cá lau kính rất phàm ăn. Dù không trực tiếp tấn công các loại cá khác, nhưng cá lau kính đã giành hết thức ăn và ăn cả trứng của những loài cá khác khiến một số loài cá gần như bị tuyệt chủng. vây cá dọn bể có thể làm thủng lốp ô tô, đem đi chôn lấp cũng rất khó tiêu huỷ.Không chỉ dừng lại ở tác hại đối với nguồn lợi thủy sản, cá lau kính còn gây ra sự tổn hại đối với hệ sinh thái. Trước hết, sự phát triển đàn cá lau kính đã tạo ra sự mất cân bằng loài động vật trên sông. Ngoài ra, tính phàm ăn của cá lau kính cũng hủy diệt các loài thực vật dưới nước. Và cuối cùng, sự đào hang của chúng cũng đã gây ra sự sạt lở và xói mòn dọc bờ sông...
Loài cá này ban đầu được du nhập vào Việt Nam để nuôi kèm với cá cảnh với chức năng dọn vệ sinh, hút nhớt, hút rêu bám trên thành bể. Trong bể cảnh, cá lau kiếng thường chỉ bé bằng ngón tay cái. Nhưng khi ra môi trường tự nhiên, chúng có thể phát triển mạnh, nặng tới vài cân.vì đã được xếp vào loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nên cá dọn bể không được phép nhập khẩu vào nước ta.Cá dọn bể không mang lại lợi nhuận về kinh tế mà trái lại nó còn mang đến những hậu quả thiệt hại khôn lường cho môi trường sống tự nhiên của các loại động vật dưới nước,làm thiệt hại về kinh tế cho các hộ chăn nuôi thuỷ sản và làm ảnh hưởng tới hệ thống bờ bao của sông, ngòi, ao, hồ…,. Bắt được loài này, nhẹ thì rách lưới, nặng thì đứt tay.
Vì chưa nhận thức được tác hại của cá dọn bề nên nhiều người dân đã phóng sinh loại cá này ra môi trường tự nhiên nên chúng có cơ hội sinh sôi phát triển ngày một lớn mạnh.
Thái Bình là tỉnh ven sông ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa ,phía bắc và tây bắc có sông Luộc , phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng ,sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng 'bờ xôi ruộng mật'. hệ thống kênh mương ao hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi thuỷ sản .Song trong những năm gần đây động vật sống dưới các sông, ngòi, ao, hồ đang có nguy cơ mất cân băng sinh thái, bờ bãi bị sạc lở … do tác hại của cá dọn bể. Xã Đông Hợp huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình cũng là một trong những xã của tỉnh Thái Bình bị ảnh hưởng thiệt hại do cá dọn bể gây ra. Trước thực trạng đó chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn ngừa sự phát triển và tồn tại của chúng .